NGỦ – KHI THIẾU NGỦ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGỦ

Mục Lục

Không biết có ai đã từng phải đấu tranh với tiếng chuông báo thức vào buổi sáng chưa nhỉ? Những lúc như vậy, chúng ta thường phải đến trường/ nơi làm việc trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng; 

Chính cơ thể chúng ta nói rằng việc ngủ không phải là sự lựa chọn, đó là một việc bắt buộc. Ngủ hằng ngày, như ăn, uống nước hay thở vậy. Chúng ta sẽ đói nếu không ăn và sẽ chết nếu không ngủ.

Tầm quan trọng của ngủ

1. Điều gì sẽ xảy ra nếu thiếu “Ngủ”?

Việc thiếu ngủ có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho cơ thể và khả năng hoạt động của não bộ. Nếu chúng ta thức đêm trong thời gian dài thì tính cách sẽ trở nên cộc cằn, hay than vãn, khó chịu và hay quên. Chỉ sau một đêm không ngủ, mức độ tập trung sẽ trở nên khó khăn hơn, thời gian tập trung cũng rút ngắn đáng kể.

Chứng mất ngủ có thể gây nên sự kích động nhìn thấy các ảo giác, huyết áp cao, và nó thậm chí còn dẫn đến bệnh tiểu đường và béo phì.

2. Tầm quan trọng của ”ngủ”

Tầm quan trọng của ngủ

Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta có cơ hội phục hồi và chữa lành, tích tụ năng lượng cho ngày hôm sau và cân bằng các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Quản lý chất thải và giải phóng độc tố cũng được kiểm soát tốt hơn trong khi chúng ta ngủ. Chức năng nhận thức cần thời gian lúc ngủ để giúp tăng cường hệ thần kinh.

Vậy ngủ bao nhiêu là cần thiết? Không có con số cụ thể về thời gian ngủ hàng ngày áp dụng cho tất cả mọi người. Kết quả hồ sơ nghiên cứu về giấc ngủ cho biết, con người thường ngủ từ 5 đến 11 giờ một ngày và trung bình là 7,75 giờ.

Jim Horne, từ Trung tâm Nghiên cứu giấc ngủ của Đại học Loughborough nói: “Lượng thời gian ngủ cần thiết của một người là thời gian để người đó không cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày khi làm việc nữa”.

Chất lượng giấc ngủ rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến tinh thần của chúng ta. Hãy thiết lập và duy trì thói quen ngủ lành mạnh để có một cơ thể khoẻ mạnh cả về thể chất và tinh thần nhé!!

Tags
Chia Sẻ
Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on email