MÓN NGON TỪ TƯƠNG

Mục Lục

Tương tamari 3 năm vừa tốt cho sức khỏe lại là phần gia vị chính trong bữa cơm nhà. Vậy loại tương này có thể sử dụng để làm những món nào và cách làm ra sao. Lại đây tụi em chia sẻ nhé!

1. VỚI TƯƠNG NƯỚC

Mình sẽ bắt đầu từ tương nước nha, tương ở đây mình dùng là tương tamari hoặc là tương ủ theo phương pháp truyền thống, tương ở các siêu thị hoặc các tạp hóa gọi là nước chấm-tương, không còn hương vị nguyên bản nên mình không dùng.

Nước tương tamari

1.1. Nước chấm pha

Pha theo cách đơn giản nhất là theo tỷ lệ: 1 tương – 3 nước là vừa vị nhất. Nước pha ở đây bạn có thể dùng: nước lọc, nước canh (của nồi canh bạn nấu) – sẽ cho nhiều vị khác nhau và ngon lành. Chẳng hạn bạn có canh chua – nước chấm mình sẽ có vị chua chua; canh rau thì sẽ thơm vị rau,…

1.2. Nước chấm cho các món chiên

Bạn băm thơm thật nhuyễn, xay sẽ không ngon nhak. 

Xào thơm với dầu và muối khử âm, đồng thời thơm cũng sẽ dậy mùi hơn (nếu không thích dầu thì không cần thêm vào nhé).

Thơm ra nước và sệt lại, nếm thử trái thơm đó chua hay ngọt mà cho thêm mạch nha hay không. Khi đã tới vị chua chua, ngọt ngọt vừa miệng – lúc này mới cho nước tương vào. Tùy khẩu vị bạn thích mặn một chút, hay lạt một chút.

1.3. Nước chấm cho các món rau

Bạn sử dụng cà chua chín mọng, dày thịt, cắt bỏ hột, băm nhuyễn. Và, ai không thích dầu, cũng nên bỏ một ít nha, không thì mất ngon đó.

Dùng dầu phi tỏi đập bẹp – nát, giữ lại lớp lụa tỏi sẽ thơm hơn (sư phụ dạy).

Khi tỏi thơm vàng, cho cà chua vào xào cho nóng rồi cho muối vào tao cho đều. Đậy nắp cho cà chua nhừ ra (cà chua cắt nhỏ hoặc băm cũng được).

Khi cà chua nhừ, bạn cũng phải thử độ chua ngọt mà thêm mạch nha nhiều hay ít sao cho độ chua-ngọt vừa miệng ăn, sau đó mới cho nước tương vào làm vị mặn.

Lượng tương cũng tùy thuộc vào khẩu vị và huyết áp gia đình nữa nhé. Loại nước sốt này dùng để chấm rau rất ngon đó.

2. VỚI TƯƠNG HỘT

Giờ mình sang loại tương dạng hột – còn gọi là tương hột.

Tương hột không mặn nhiều, do thời gian ủ ngắn, còn hạt, nên khi ăn sẽ nghe vị bùi và béo của đậu nành. Tường này mình sẽ làm hai món. Đó là:

Tương hột

2.1. Làm sốt chấm gỏi cuốn, các dạng cuốn bánh tráng, rau

Tương hột trước hết xay nhuyễn với đậu phộng rang thơm, càng nhuyễn – càng ngon. Thông thường mình dùng 100gr tương hột – 20gr (30gr) đậu phộng rang.

Dùng hành tím cắt nhuyễn hoặc cọng baro cắt nhuyễn phi với dầu cho thơm, sau đó cho hỗn hợp xay nhuyễn vào xào cho tương thơm – nếu muốn sốt tương ngậy béo – bạn cho thêm 3-4 muỗng ăn cơm nước cốt dừa.

Khi hỗn hợp sôi lại, bạn nêm độ mặn của tương và cho thêm mạch nha cho vừa ăn. Trong trường hợp sốt quá đặc, bạn có thể cho thêm nước để điều chỉnh độ sệt.

Sốt tương để nguội sẽ múc ra rắc đậu phộng giã dập – đừng giã nhuyễn quá không ngon – đậu nhai giòn giòn trong miệng mới ngon nha cả nhà.

2.2. Tương hột kho sả theo kiểu miền Nam

Trước hết mình sẽ phi sả và tỏi cho thật thơm – vàng, cho tương hột vào xào, món này ai bá đạo thì cho ớt bằm vào cho đúng điệu – còn ai yếu yếu trong mình thì bỏ qua nha.

Sau đó, cho nước cốt dừa vào, vặn lửa vừa cho hạt tương đậu thấm nha. À quên, cũng nhớ nêm thêm ít mạch nha cho vừa độ mặn ngọt của tương không là mặn đó. Gần tới thì cho thêm ít tiêu tạo độ thơm nghen mọi người. 

Món này ăn với cháo hay cơm đều ngon hết nha cả nhà. Món này cũng để khá lâu nên làm nhiều nhiều một chút để dành nghen.

3. TƯƠNG MISO – DẠNG SỆT

Loại sau cùng là loại ngoại nhập. Là món mình chưa quen lắm nên các bạn biết tuyệt chiêu nào ngon chỉ mình với nha.

Tương miso Nhật

Mong rằng những chia sẻ của tụi mình sẽ hữu ích với mọi người nhé.

Bài viết liên quan:

Tags
Chia Sẻ
Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on email