NGỦ – NGỦ KHOA HỌC VÀ NGỦ TRONG THỰC DƯỠNG

Mục Lục

1. Ngủ khoa học

Không phải tự dựng chúng ta lại muốn ngủ, đôi khi chỉ đơn giản là vì trời tối rồi nên ngủ, sáng rồi nên thức dậy, nhưng thực chất, là cơ thể chúng ta yêu cầu ngủ. Các nghiên cứu đã đưa ra khung thời gian làm việc cụ thể cũng như khoảng thời gian các bộ phận trong cơ thể nghỉ ngơi:

Ngủ khoa học

21h – 23h: Thời gian thải độc của hệ thống miễn dịch: lúc này cần nghỉ ngơi, giải trí

23h – 1h: Thời gian bài độc của gan: gan bài độc tốt nhất khi chúng ta ngủ say

1h – 3h: Thời gian thải độc của túi mật: giống như gan, bạn cần ngủ say để túi mật thải độc hiệu quả nhất

3h – 5h: Thời gian bài độc của phổi: chúng ta thường dễ ho vào thời gian này

5h – 7h: Thời gian bài độc của ruột già: chúng ta thường đi vệ sinh vào khoảng thời gian này

7h – 9h: Thời gian ruột hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất: nên ăn sáng vào thời gian này

2. Ngủ 8 tiếng?

Ngủ khoa học

Một điều nữa, giấc ngủ khoa học không phải là ngủ đủ 8 tiếng như chúng ta nghĩ, mà là cần ngủ và thức dậy đúng lúc. Có người ngủ đủ 8 tiếng nhưng lại mệt mỏi, thiếu tinh thần, nhưng có người lại rất sảng khoái khi thức dậy sau giấc ngủ chỉ kéo dài 4-5 tiếng.

Tại sao vậy? Theo nghiên cứu, giấc ngủ diễn ra theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ gồm khoảng 90 phút. Trong một chu kỳ gồm 5 giai đoạn. Trong đó giai đoạn 4 là giai đoạn ta rơi vào ngủ sâu và khó đánh thức nhất. Vì thế ta sẽ rất mệt mỏi khi bị đánh thức hoặc cố thức dậy vào giữa chu kỳ, và ngược lại, ta sẽ cảm thấy thoải mái và sảng khoái nếu thức dậy vào đầu hoặc cuối chu kỳ. Và mỗi người sẽ có một chu kỳ khác nhau.

3. Ngủ trong thực dưỡng

Ngủ trong thực dưỡng

Cũng thế, trong thực dưỡng, kết hợp với ăn uống quân bình, cần phải ngủ đủ giấc, lắng nghe cơ thể và đáp ứng nó. 

Cơ thể con người là một đồng hồ sinh học chính xác hơn bất kỳ chiếc đồng hồ nào khác. Mỗi bộ phận, mỗi tế bào hầu như đều được lập trình riêng và cơ thể sẽ khỏe mạnh nếu như chúng ta không cố tình phá vỡ chúng. Vì thế mà việc ngủ là rất thiết yếu, để chúng ta nghỉ ngơi, và cũng để cơ thể chúng ta “reset” lại, điều hòa và sẵn sàng hoạt động cho một vòng tuần hoàn mới.

Tags
Chia Sẻ
Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on email