Công dụng hỗ trợ chữa bệnh của các loại gia vị quen thuộc

Mục Lục

1. Gia vị trong gian bếp

Trong gian bếp mỗi gia đình, chúng ta không thể thiếu các loại gia vị để tạo nên hương vị đặc trưng cho từng món ăn. Không những thế, mỗi loại gia vị đều mang dược tính riêng, có công dụng hỗ trợ chữa bệnh mà nhiều người không ngờ tới.

Chính vì thế, việc sử dụng gia vị hợp lý với lượng phù hợp trong các bữa ăn hàng ngày không những đem lại vị thơm ngon hấp dẫn cho món ăn mà còn có nhiều lợi ích với sức khỏe.

Hãy cùng Khai Minh tìm hiểu mỗi loại gia vị có dược lý quan trọng nào nhé! Và đừng quên theo dõi fanpage để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

2. Tương tamari 3 năm

2.1. Tương tamari 3 năm

Tamari là thành phẩm của quá trình chiết xuất từ đậu nành sạch, hạt săn chắc, non GMO và muối biển được lên men tự nhiên, cùng với đó là thời gian ủ tương càng lâu cho ra sản phẩm càng có vị ngọt êm hơn và đậm đà hơn.

Tương tamari

2.2. Công dụng

Công dụng của tương tamari mang đến cho sức khỏe con người:
Trị ngộ độc thức ăn
Tốt cho hệ tiêu hóa
Trị rắn độc, côn trùng độc cắn
Bị động kinh, suy tim
Lọc máu
Giải cảm, ngất xỉu
Giải nhiệt, mát gan
Phục hồi cơ thể
Hỗ trợ trị sỏi mật, sỏi thận
Ngăn ngừa bệnh ung thư
Tan mỡ trong gan hoặc máu

3. Tương miso

3.1. Tuong miso

Nguyên liệu chính làm tương miso là đậu nành lên men tự nhiên lâu năm nên cung cấp giá trị dinh dưỡng cao, với lượng chất béo thấp, nó là nguồn tập trung protein, vitamin B12 và những chất bổ dưỡng thiết yếu khác

Tương miso

3.2. Công dụng

Không chỉ là gia vị cho món ăn, dùng tương miso mang lại nhiều công dụng:
Tăng cường hệ miễn dịch
Ngăn ngừa phóng xạ
Giảm nguy cơ mắc các bệnh: ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi và ung thư ruột kết
Giúp da mềm mại và trẻ trung (do có chứa axit linoleic)
Chậm lão hóa do chứa những thành phần chống oxi hóa.
Giúp giảm những dấu hiệu mãn kinh (do thành phần isoflavones, một loại estrogen thực vật được biết đến đển nhằm giảm chứng bốc hỏa từng cơn)
Hỗ trợ các chức năng cơ thể; tăng khả năng tái tạo và duy trì mạch máu và xương.
Giải độc: rượu, chất độc, rắn cắn
Tốt cho tim
Phòng ngừa tiểu đường
Khử mỡ gan, mỡ máu
Giảm đau nhức hiệu quả

4. Muối biển hầm

4.1. Muối biển hầm

Từ những hạt muối biển tự nhiên được hầm theo phương pháp thủ công truyền thống, mang lại những giá trị tuyệt vời cho sức khỏe.
Dùng muối hầm trong nấu ăn sẽ hạn chế ảnh hưởng xấu đến thận, có tác dụng kiềm hóa và dương hóa cơ thể một cách mạnh mẽ.

Muối hầm

4.2. Công dụng

Có tác dụng giữ nhiệt, rất hữu ích với các chứng bệnh sợ lạnh, cảm mạo.
Khi rửa rau củ, pha thêm ít muối vào nước rửa nhằm giữ lại các chất dinh dưỡng trong củ quả, chất dịp lục trong rau xanh.
Có thể dùng muối thiên nhiên trực tiếp để nấu ngũ cốc, các món canh, món rau, đặc biệt là để cân bằng lại các món ăn tạo axit (năng lượng) âm như đậu hạt, …
Là nguồn bổ sung Natri cho cơ thể, có khả năng giữ tâm trí hoạt động nhạy bén, tăng cường chức năng não,… nên rất quan trọng cho sự phát triển não bộ.

5. Nghệ

5.1. Nghệ

Là một gia vị tạo màu, được dùng rất phổ biến trong gian bếp cũng như tỏng làm đẹp, đồng thời mang hương vị đặc biệt cho nhiều món ăn.

Nghệ

5.2. Công dụng

Tinh chất Curcumin trong nghệ có hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa vượt trội, hỗ trợ chữa nhiều loại bệnh như viêm khớp, rối loạn tiêu hóa, chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột, giảm hàm lượng cholesterol trong máu, lưu thông lọc máu, giải độc gan, mau lành vết thương, liền sẹo, giảm nguy cơ nhiễm trùng, hen suyễn, các bệnh ngoài da, hiệu nghiệm nhất là đau bao tử, viêm loét dạ dày.

Phụ nữ mang thai và sau sinh nên sử dụng nghệ để phòng ngừa ung thư vú giúp co bóp tử cung, làm sạch khí huyết ứ và đau bụng sau sinh, kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm.
Củ nghệ có chất chống ôxy hóa, chống lão hóa, giảm các nếp nhăn, chậm hình thành các nếp nhăn mới, ngăn ngừa mụn làm cho da dẻ hồng hào trắng mịn.

Theo nghiên cứu gần đây, dùng nghệ thường xuyên sẽ ngăn ngừa béo phì ở độ tuổi trung niên. Những vết thương vừa liền da dùng củ nghệ tươi bôi vào làm liền da và vết thương mờ dần vết sẹo.

6. Gừng

6.1. Gừng

Trong củ gừng có trên 400 chất khác nhau, bao gồm tinh dầu, chất béo, các vitamin B1, B2, B6, C và nhiều chất khoáng như kali, canxi, sắt, kẽm..

6.2. Công dụng

Giúp ngăn chặn sự tạo thành cục máu đông, nhờ đó có thể ngăn ngừa chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
Ngăn cản sự tăng cholesterol trong máu, có tác dụng với các bệnh tăng mỡ máu, nhiễm mỡ gan, huyết áp cao.
Tăng khả năng chống lạnh, chịu lạnh và hạn chế các bệnh viêm nhiễm.

Có tác dụng tốt trong việc chữa nôn mửa (do thai nghén, say tàu xe hay do hóa trị, xạ trị) mà không gây phản ứng phụ.
Giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn nhờ khả năng kích thích tiết nước bọt, dịch mật, kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa.

Làm giảm bài tiết dịch vị, ức chế sự co bóp dạ dày, ức chế sự phát triển của các loại vi trùng gây bệnh dạ dày.
Được dùng để điều trị có hiệu quả các chấn thương phần mềm (thuốc đắp và uống) như bong gân, hen, ho lâu không khỏi, đau răng, thấp khớp.

Phòng sỏi mật, phòng chống các bệnh ung thư, chống lão hóa, giảm sốt, điều hòa thân nhiệt, giúp ra mồ hôi, chống nhiễm độc gan do thuốc và hóa chất.

7. Tỏi

7.1. Tỏi

Tỏi không chỉ là một gia vị, mà còn là “vị thuốc”. Trong thành phần của tỏi có rất nhiều các hoạt chất chứa lưu huỳnh như thiosulfinate (allicin), diallyl disulfide và allylpropyl disulfide. Khi củ tỏi được đập dập, nghiền nát hoặc nhai, các hoạt chất trên được hoạt hóa tối ưu hơn.

7.2. Công dụng

Chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.

Có tác dụng hạ mỡ máu, hạ huyết áp và giảm ngưng tập tiểu cầu ở người lớn, giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch do xơ vữa như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim…

Những hợp chất sulfur của tỏi còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư vòm họng.

Có khả năng kháng lại nhiều chủng vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng. Trong y học cổ truyền, tỏi thường được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở đường tiêu hoá, hô hấp và ngoài da.

Dùng tỏi khử cholesterol khi dầu nóng

Giúp hành khí, giúp thông mũi, xát khuẩn khi người có nguy cơ nhiễm virut cao: nhỏ 1 giọt tỏi vào lỗ muỗi

Uống 1 ngụm nhỏ nước tỏi. Cách làm: pha loãng với nước rồi nhỏ, sau đó tăng nồng độ tinh dầu tỏi.

Khi đã nhiễm bệnh: đập dập 1 củ tỏi, dùng 5 cây nhang chụm lại cách củ tỏi vào các huyệt:đáng chung, chí dương,đại chuỷ. Đốt trong 2p, hơi nóng rồi lấy ra để tống tà khí ra ngoài.

8. Sả

8.1. Sả

Sả được sử dụng rộng rãi như là một loại cây thuốc và gia vị tại các nước châu Á.  Nó có hương vị như chanh và có thể sấy khô và tán thành bột hay sử dụng ở dạng tươi sống.

Sả

8.2. Công dụng

Có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy.

Sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu (thông tiểu tiện).

Tinh dầu sả hỗ trợ điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh…

Bên cạnh đó, còn giúp cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá, mụn nhọt cũng như có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.

Các tinh chất có trong sả còn có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp; có thể làm giảm các cơn đau nhức như đau răng, đau cơ, đau khớp hoặc các cơn đau như đau lưng, đau nhức dây thần kinh, đau đầu

Tags
Chia Sẻ
Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on email